- Chennault rất cảm động về sự giúp đỡ của Mặt trận Việt Minh đối với Trung uý phi công Shaw và cũng thật ấn tượng với Hồ Chí Minh.
Ông nhận thấy trong lời nói "Hiện nay, phong trào du kích của chúng tôi đang lên rất cao nhưng vũ khí, thuốc men rất thiếu thốn. Chúng tôi đề nghị các ngài tạo điều kiện giúp đỡ để hai nước chúng ta có điều kiện mau chóng đánh bại phát xít ....". của vị lãnh tụ này là quyết tâm của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, đứng về phe Đồng Minh chống phát xít".
Viên tướng cao nhất của quân đội Mỹ ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương đã đồng ý giúp Việt Minh tăng cường lực lượng, mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách đưa các sỹ quan quân đội sang giúp đỡ huấn luyện quân sự, đồng thời cung cấp vũ khí, điện đài và các trang thiết bị khác. Ông ta yêu cầu cần sớm xây một sân bay để bảo đảm liên lạc giữa hai bên và là nơi nhận viện trợ từ quân Đồng Minh.
Tháng 5/1945, từ Trung Quốc, Bác Hồ trở lại Cao Bằng, cùng đi với Người còn có Frank Tan và Mac Shin do Chennault cử sang giúp chúng ta về điện đài, giữ liên lạc với Bộ tư lệnh không quân 14. Những ngày sau đó có thêm John, một báo vụ viên của cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ OSS (tiền thân cảu CIA) và một thiếu tá thuộc Lực lượng cứu trợ Không quân Mỹ (AGAS).
![]() |
Sau khi trở về, Bác Hồ đã cho dời căn cứ cách mạng Pác Bó về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây, Bác giao nhiệm vụ cho đồng chí Đàm Quang Trung lập một sân bay dã chiến. Nhận nhiệm vụ, ông Trung xin Bác cử thêm đồng chí Lê Giản, bởi ông Giản là người đã được tình báo Anh huấn luyện nhảy dù, được máy bay người Anh thả về Việt Nam, nên biết được cấu trúc, hoạt động của sân bay.
Cùng với viên thiếu tá của AGAS, ông Trung và ông Giản tìm được địa điểm tại Lũng Cò nay thuộc thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Đây là một khu đất trống nằm trong một thung lũng hẹp, xung quanh được bao bọc bởi các ngọn núi và những quả đồi thấp cây cối um tùm, rậm rạp, là vị trí thuận lợi nhất để lập và Lũng Cò cũng cách căn cứ Tân Trào không xa.
Vào giữa tháng 6 năm 1945, Bác Hồ đã lên Lũng Cò để xem xét địa điểm, đồng ý cho xây dựng sân bay tại đây. Hơn 200 người dân của các xã Thanh La, Trung Yên, Tân Trào, Tú Trạc và một đơn vị Việt Minh ra sức san gạt để làm đường băng. Công việc dự định trong vòng một tuần, nhưng với tinh thần cố gắng hết mình, nên chỉ sau hai ngày phát dọn, san gạt, đầm nề, một sân bay dã chiến đường băng dài 400m và rộng 20m được hình thành trải dài theo hướng nam-bắc, đầu nam là nơi máy bay hạ cánh, phía cuối đường băng ở phía bắc có cây cối um tùm là nơi cất giấu máy bay.
Chuyến đầu tiên máy bay L5 của Tập đoàn không quân 14 đã hạ cánh an toàn, ngoài phi công còn có hai sĩ quan Mỹ họ có nhiệm vụ vận chuyển một số lương thực, thực phẩm, thuốc men và vũ khí tăng cường cho ta và quân Đồng Minh tại Tân Trào. Trong lần hạ cánh đầu tiên, hai ông Lê Giản và Đàm Quang Trung cùng với nhân dân địa phương tổ chức míttinh chào mừng sự kiện này. Tại đó, mọi người đã hô vang khẩu hiệu hợp tác giữa Việt Minh và Đồng Minh trên mặt trận chống phát xít. Trong suốt thời gian quân Đồng Minh ở và làm việc tại Tân Trào, đã có thêm nhiều chuyến bay cất và hạ cánh tại đây.
![]() |
Hình ảnh xây dựng sân bay Lũng Cò |
Cuối tháng 7/1945, Bác Hồ đã đến Lũng Cò và ở nhà ông Ma Văn Yến bên bờ suối Lê khoảng 10 ngày để chỉ đạo việc phục vụ và tiếp đón những chuyến bay của quân Đồng Minh. Cùng đi với Bác có Lê Giản và một tiểu đội bảo vệ. Ở với Bác trong căn nhà này còn có tám người lính Đồng Minh, trong số những người lính Đồng Minh có người đã được đặt tên Việt Nam là Nguyễn làm nhiệm kỹ thuật khi máy bay cất và hạ cánh. Tại đây, người đã tổ chức bữa tiệc bằng con bê quay và món rượu đồng bào. Những chiến sĩ Việt Minh và các người bạn Mỹ đã có một bữa tối thật thú vị
Những ngày tiếp theo, sân bay Lũng Cò là nơi trực tiếp đón nhận những chuyến hàng do Tập đoàn không quân 14 chuyển tới. Đây còn là nơi ta tổ chức chuyến bay đưa những người Pháp bị Nhật cầm tù ở Tam Đảo trở về nước vào cuối tháng 7 năm 1945. Chuyến bay cuối cùng tại sân bay này chở Trung úy Keent là một sỹ quan tình báo OSS về căn cứ không quân ở Côn Minh (Trung Quốc). Trong buổi tiễn, sau khi nhận được những lời chúc tốt lành từ đồng chí Lê Giản, Trung úy Keent đáp lại rằng "Chiến tranh với chúng tôi đã kết thúc, nhưng với các ông một cuộc chiến tranh mới vô cùng gian khổ bắt đầu. Xin chúc các ông sẽ giành được thắng lợi huy hoàng".
Có thể coi sân bay Lũng Cò là kết quả của sự cam kết Việt - Mỹ trên tinh thần lợi ích chung, cùng nhau chống lại phát xít, giữ hòa bình cho nhân loại. Mặc dù được xây dựng và sử dụng chỉ trong vòng hai tháng nhưng sự hiện diện sân bay Lũng Cò đã cho thấy minh chứng cho sự sinh động của con đường đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.
Thanh Lê
Nguồn bài viết : TK theo thứ